Khi bạn làm trong ngành Digital Marketing, có thể bạn sẽ quên mất rằng bạn cũng từng khó chịu khi xem quảng cáo cũng như lý do mà người dùng cài đặt ứng dụng Ad Block (một ứng dụng chặn quảng cáo). Vì vậy, hãy đứng ở vị trí của người dùng để cảm nhận. Để hiểu được vì sao càng ngày càng nhiều người dùng phần mềm chặn quảng cáo như vậy. Google đang quyết tâm thực hiện chặn các quảng cáo khó chịu trên trình Duyệt Chorme từ tháng 7/2019. Goolge đã tham gia hiệp hội tăng trải nghiệm quảng cáo cho người dùng (Coalition for Better Ads).
Ad Block trên trình duyệt Chrome
Phần mềm chặn quảng cáo là vấn đề lớn đối với các Digital Marketing Agency đang cố gắng kết nối với khán giả. Nhưng phần mềm chặn quảng cáo đồng thời giúp ta nhận thấy một điều quan trọng.
Chỉ khi trải nghiệm quảng cáo của người dùng không tốt, họ mới dùng đến phần mềm chặn quảng cáo.
Vậy, hãy bắt đầu ngồi lại với nhau tìm hiểu Insight của người dùng, xây dựng những Content chất lượng và tiến hành những chiến dịch Digital Marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp bạn.
Trong nhiều năm nay, đặc biệt là trong năm 2020, ấn tượng của người dùng về quảng cáo đã dần bị hoen ố bởi những quảng cáo kém chất lượng.
Vì vậy, Coalition for better Ads (hiệp hội tìm cách cải thiện trải nghiệm Digital Marketing của người tiêu dùng ở Hoa Kỳ và Châu Âu) đã thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này.
Họ đã phát triển nên Better Ads Standards cho các Publisher và Advertiser. Tạo dựng nên bản đồ về những dạng quảng cáo và trải nghiệm cần tránh. Qua đó, giúp người trong ngành Digital Marketing nhận thức được những dạng quảng cáo và trải nghiệm nào làm người dùng khó chịu.
Khi Coalition for better Ads đưa ra những tiêu chuẩn quảng cáo vào tháng 1 năm 2018. Chúng tôi cùng làm việc với các Digital Marketing Agency để cải thiện quảng cáo trên website mình. Sau đây sẽ là 3 điểm chính mà ta cần phải nắm rõ.
Sau đây là những dạng quảng cáo nên và không nên thực hiện:
Nguồn hình ảnh được biên dịch và chỉnh sửa từ Think With Google, Better Ad Standard
1. Những hình thức quảng cáo gây khó chịu không nên thực hiện
Coalition đã thực hiện gần 66.000 khảo sát cả website lẫn người dùng điện thoại. Để dựa vào đó, đưa ra bốn dạng quảng cáo làm người dùng khó chịu.
Trên máy tính, người dùng không thích những hình thức quảng cáo sau:
- Có hơn nửa người tiêu dùng nói rằng sẽ không quay lại hoặc chia sẻ trang chứa quảng cáo pop-up.
- Nhiều người dùng máy tính cảm thấy bực bội khi quảng cáo video có âm thanh tự bật.
- Và hầu hết đều không thích Prestitial ad (quảng cáo xuất hiện trước khi nội dung chính hiện ra) có thời gian đếm ngược. Cả những quảng cáo lớn che khuất hết phần nội dung của website.
Còn trên di động, người dùng còn khắt khe hơn nữa. Người dùng không thích trang có các dạng quảng cáo:
- Mật độ quảng cáo lớn hơn 30%;
- Quảng cáo hình vẽ nhấp nháy (flashing animated ads);
- Quảng cáo xuất hiện ngay đầu và cuối lượt truy cập (prestitial and poststitial ads);
- Và quảng cáo toàn màn hình (full-screen rollovers).
Chúng ta có thể đã từng tự hào rằng là mình biết và áp dụng được đa dạng các loại quảng cáo. Những Digital Marketing Agency dễ dàng thấy vui vì doanh thu đạt được. Và cũng dễ dàng quên đi những thiệt hại mà trải nghiệm quảng cáo đó gây ra cho người dùng. Nhưng sau khi xem kết quả của bài nghiên cứu này, bạn hãy xem xét cẩn thận hơn cho chiến dịch Digital Marketing của mình.
2. Những hình thức quảng cáo nên thực hiện
Dù những dữ liệu trên nghe có vẻ đáng sợ và khó khăn. Nhưng tin tốt là không phải mọi người đều ghét tất cả quảng cáo. Họ chỉ không thích những quảng cáo gây khó chịu cho họ. Nghiên cứu của Coalition đã cung cấp một vài quảng cáo phổ biến mang lại cảm giác tích cực, thích thú cho người xem.
Ví dụ như quảng cáo hẹp chạy dọc theo bên phải của trang web hay quảng cáo nhỏ dính trên đầu màn hình điện thoại di động đều tạo được ấn tượng tốt. Bài nghiên cứu còn chỉ cách chuyển một số dạng gây khó chịu (như pop-up) thành những dạng ít ép buộc hơn (như quảng cáo toàn màn hình hay quảng cáo trong nội dung – full-screen, inline ads) cũng tạo nên hiệu quả tốt.
“Một chiến dịch gây khó chịu cho người dùng có thể sinh lời nhiều hơn. Nhưng quan trọng là phải đo được mức độ tác hại mà nó sẽ gây ra”.
Khi có được một bài nghiên cứu chuyên sâu về những hình thức quảng cáo gây khó chịu. Những người làm Digital Marketing cũng như khách hàng sẽ cân nhắc và đưa ra những chiến dịch quảng cáo cân bằng lợi ích giữa khách hàng và đối tác tốt hơn.
3. Cách xác định trải nghiệm quảng cáo của bạn đã đạt tiêu chuẩn chưa?
Định nghĩa của Coalition có thể có chút khác với tên dạng quảng cáo mà mọi người thường dùng. Nên có thể nhiều Publisher không biết quảng cáo của mình có vi phạm Better Ads Standards không.
Vì thế, đội ngũ của Google đã đưa ra Ad Experience Report trong Google Search Console. Cách truy cập là bạn vào Google Search Console -> Web Tool -> Ad Experience Report. Sau đó dùng một trang bất kỳ trong website của bạn để so sánh. Tìm ra và thông báo những quảng cáo nào vi phạm Better Ads Standards. Đồng thời cho phép bạn xoá hoặc thay đổi mẫu quảng cáo rồi cho xem lại một lần nữa.
Nguồn Video: Google Web Masters, hướng dẫn về Ad Experience Report
Vậy nếu như bạn không có quảng cáo pop-up hay tự bật lên trên web thì có nghĩa là web đủ tiêu chuẩn. Nhưng thực tế, đến 98% các trang web hiện nay không có vi phạm. Nếu có thì hầu hết cũng đã sửa được các vấn đề.
Công cụ sẽ đưa cho bạn bản báo cáo có chứa toàn bộ các vấn đề tìm ra được trên trang. Và khi bạn đã chắc chắn mọi thứ, vào Ad Experience Report để kiểm tra một lần nữa nếu muốn.
Nhưng không phải mọi thứ đều miễn phí và không giới hạn. Công cụ này giới hạn số lần lẫn số lượng trang mỗi lần đánh giá. Vì vậy bạn nên đảm bảo các quảng cáo không vi phạm ở mức tối đa.
Ad Experience Report được khuyến khích sử dụng rất nhiều trong những năm vừa qua.
Là một trong những công cụ giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng. Đưa người dùng trở thành ưu tiên hàng đầu ở mọi nơi, mọi lúc. Đây được gọi là mối quan hệ win-win. Những gì tốt cho họ đều sẽ giúp tốt hơn trong việc kinh doanh của bạn. Và đặt khách hàng lên trên hết chính là chìa khóa thành công cho năm 2020 trong ngành Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng vì người dùng ngày nay ngày càng mất niềm tin vào quảng cáo.