Những chuyên gia chúng tôi khảo sát đều nói rằng Influencer Marketing có ảnh hưởng tốt hơn cho doanh nghiệp. Để chứng thực điều đó, Việt Nam Digital sẽ đưa ra 10 chỉ số KPIs trong Influencer Marketing quan trọng nhất. Đồng thời là những minh chứng cho thấy xu hướng chuyển đổi của thời đại Marketing mới.
Bạn đang tìm kiếm một kênh Marketing có thể tiết kiệm tiền hơn mà vẫn mang lại hiệu quả? Email, social media hay SEO? Vậy chắc là bạn cũng đang trông chờ bài viết này sẽ đề cập tới một trong mấy cái trên.
Nhưng câu trả lời sẽ khiến bạn phải bất ngờ: Không cái nào hết
Dựa trên ngành của bạn (và số chi phí bạn có thể bỏ ra) thì kênh tốt nhất có thể là Influencer Marketing.
Trong bài viết này gồm 3 phần:
- Influencer Marketing là gì
- Tại sao Influencer Marketing lại là kênh hiệu quả hơn?
- Những hệ số đo lường KPI của Influencer Marketing mà bạn nên theo dõi là gì?
Sẵn sàng chưa? Cùng xem nhé.
1.Influencer Marketing là gì?
Là hình thức sử dụng Influencer (những người có ảnh hưởng) để truyền tải thông điệp doanh nghiệp đến với khách hàng. Thay vì quảng cáo trực tiếp một cách thụ động với khách hàng. Thì bạn truyền cảm hứng và trả tiền cho người có sức ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn để họ làm điều đó tốt hơn và có hiệu quả hơn. Influencer sẽ truyền thông điệp, tiếng nói của nhãn hàng trên các kênh truyền thông của họ bằng nội dung mà nhãn hàng soạn sẵn hoặc theo cách riêng của mình.
Những người nổi tiếng như Kim Kardashian, Jamie Oliver và Jeffree Star đều là những người có ảnh hưởng đến người Hồi giáo.
Và trong khi không phải tất cả các công ty đều có khoảng ngân sách dành riêng cho mục đích có được một Influencer trong TOP. Thì mọi ngách đều có những Influencer nổi tiếng khác có thể đưa thương hiệu của bạn đến hàng chục ngàn (thậm chí hàng triệu) người.
Thực tế thì bây giờ nó đã phổ biến đến độ Influencer Marketing dự kiến sẽ trở thành ngành công nghiệp trị giá 10 tỷ đô vào năm 2020.
2. Lợi ích của Marketing Influencer là gì?
Tỷ suất hoàn vốn ROI cao
Có 55,6% các chuyên gia cho biết chiến dịch Marketing bởi Influencer đã mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp của họ (hoặc khách hàng).
Nhưng điều gì làm cho nó trở thành một kênh marketing tuyệt vời như vậy?
Đầu tiên là, Influencer Marketing có hiệu quả vì bạn hợp tác với những người mà đối tượng mục tiêu của bạn biết, thích và tin tưởng. Ba cảm xúc đó có liên quan đến mọi quyết định mua hàng. Nếu bạn không có ba yếu tố đó thì bạn không thể nào bán được hàng.
Hẳn là bạn chưa tin lắm, xem các thông số dưới đây nói thế nào nhé:
- 1 trong 4 những người trẻ tuổi làm khảo sát cho biết sẽ tin tưởng những Influencer nhiều hơn những người nổi tiếng theo hướng truyền thống
- 49% người tiêu dùng phụ thuộc vào khuyến nghị của các Influencer
- 40% các laptop có một số dạng phần mềm chặn quảng cáo; nhưng quan hệ đối tác với các Influencer có thể được thông qua
Và vì bạn đã tạo được sự chú ý với nhiều dạng người xem trên website rồi. Nên không còn gì để nghi ngờ câu “Influencer Marketing làm nên những điều tuyệt vời trong việc tạo nhận diện thương hiệu”.
3. Những thông số KPI Influencer Marketing quan trọng hàng đầu
Bạn có bị ấn tượng bởi sức mạnh của Influencer Marketing không?
Nguyên tắc hàng đầu, bạn phải xác định được mục tiêu của chiến dịch Influencer Marketing. Và phải xác định nó trước tất cả các hành động sắp thực hiện khác.
Bannersnack‘s Robert Katai giải thích rằng: KPI quan trọng nhất ở đây có thể là overall reach, lượt đăng nhập, thậm chí là khách tiềm năng hoặc doanh số. Nhưng nếu chiến dịch của bạn là một chiến dịch marketing mẹ, nhờ vào đó thực hiện các chiến dịch khác, với nhiều influencer cho nhiều mục đích thương hiệu khác nhau thì overall reach là một hệ số KPI hoàn hảo.
Vì vậy hãy bắt đầu suy nghĩ về mục tiêu tổng quát cho chiến lược của bạn.
Những KPI Influencer Marketing bạn có thể theo dõi:
- ROI
- Giá trị chuyển đổi
- Cost per Click (CPC)
- Click-through Rate (CTR)
- Lưu lượng truy cập định hướng
- Danh sách tăng trưởng
- Sự trung thành của khán giả đối với các Influencer
- Người đại diện kênh
- Tương tác
- Tiếp cận
3.1. ROI
Để giải thích lý do ROI đứng đầu trong danh sách này. Hãy cùng trả lời cho câu hỏi lợi nhuận ròng mà bạn thu được từ các chiến dịch Influencer Marketing. Lấy doanh thu trừ đi các chi phí đã bỏ ra, bạn sẽ có được câu trả lời.
Nếu ra số dương thì có thể tiếp tục thực hiện những chiến dịch tương tự. Còn nếu ra số âm thì hãy kiểm tra chi tiết lại từng cái để biết được những gì thực hiện hiệu quả và những gì không: lưu lượng truy cập mà bạn kéo được là bao nhiêu, khách tiềm năng mà bạn tổng kết được và doanh số là bao nhiêu.
Tối ưu hoá từng phần của phễu để chuẩn bị cho Influencer chạy chiến dịch tiếp theo.
Natalie Athanasiadis của Ormi Media kết luận: Mục tiêu cuối cùng của mối quan hệ với Influencer là tăng doanh số và tỷ lệ chuyển đổi. Do đó mà việc đo lường lưu lượng truy cập và tỷ lệ nhấp là rất quan trọng. Có một cách dễ dàng hơn để đo lường thành quả cố gắng trong chiến dịch. Đó là gán doanh số cho cộng tác Influencer.
3.2. Giá trị chuyển đổi
Annbean Gray của Silverbean cho rằng các chiến dịch Influencer Marketing có thể gây khó khăn. Vì mức độ mơ hồ cao về kết quả và dễ dàng gian lận hay thao túng về tiềm năng với các số liệu này.
Điều này đã được mở rộng ra hơn do vai trò của các Influencer truyền thống tác động mạnh mẽ đến hành trình của khách hàng hơn cả giai đoạn chuyển đổi – một điều sẽ không thể cũng không phản ánh được nếu chỉ dựa trên các số liệu click chuột trên truyền thống.
Gray cũng giải thích thêm rằng những tiến bộ công nghệ hiện nay cho phép khả năng hiển thị có thể bao quát trên toàn bộ hành trình của khách hàng, có nghĩa là kết quả có thể được truy trở lại cho một đối tác riêng lẻ, bất kể họ đang tham gia ở giai đoạn nào.
Có nghĩa là những nhà quảng cáo bây giờ đã có thể thoát khỏi những số liệu đơn giản. Như là reach hay engagement nhằm đo lường mức độ tác động mà các Influencer dẫn tới.
Hầu hết các trường hợp thì những tác động này sẽ đánh giá theo doanh thu và ROI. Nhưng mà đôi khi thì các thông số KPI đơn giản cũng có thể được đánh giá theo thang đo này.
Và việc hiểu được cái giá trị cụ thể mà một Influencer mang lại cho doanh nghiệp của bạn, thì phải sử dụng một công cụ hỗ trợ có hiệu suất vô cùng tốt cho các quyết định chiến lược, về cách thức và nơi mà đại diện thương hiệu của bạn được thành lập.
.. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thực sự bán sản phẩm của mình trên trang web?
Alistair Dodds từ Ever Increasing Circles giải thích cách để bạn theo dõi, đo lường giá trị chuyển đổi mà bạn đang nhắm đến là sử dụng một lựa chọn từ các thẻ UTM, mã giảm gía, trang đích duy nhất được dùng cho chiến dịch và các liên kết thành viên.
Có thể là tải xuống, đăng ký, bán hàng hoặc bất kì chỉ số thuộc trong mục tiêu chuyển đổi.
Nếu thực hiện theo cách này thì bạn sẽ có thể theo dõi nguồn truy cập và xác định cách mà mỗi chiến dịch của Influencer đang thực hiện chuyển đổi và sau đó là đo lường giá trị của chiến dịch.
3.3. Cost per Click (CPC)
Hệ số đo lường này được áp dụng đối với các chiến dịch influencer marketing được thực hiện bởi nhiều người và trên nhiều nền tảng đa dạng, bao gồm blog, các tài khoản social media hoặc nhiều kiểu khác.
CPC có thể giúp bạn chắt lọc chi phí thành một con số có thể so sánh được và trở thành một trong những KPI quan trọng nhất, cũng dễ sử dụng để đo lường nhất.
Một khi người dùng đã nhấp vào trang web. Thì các quản trị viên của trang web đều có thể theo dõi từ hành vi đến tham gia từ các nguồn nào. CPC giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được cách mà các Influencer khác nhau và khán giả của họ phản ứng như thế nào trong suốt chiến dịch.
3.4. Click-through rates (CTR)
Trong thời đại mà người tiêu dùng bị bùng nổ bởi các chiến dịch marketing. Thì họ thường phải mất đến vài điểm chạm (touch-point) mới thực hiện hành động mua hàng. Do vậy mà chỉ số click-through rates này có giá trị như là số click chuột vào các bài quảng cáo của Influencer vậy. Nó giúp nhận ra khách hàng đã nhận diện được thương hiệu của mình và sản phẩm trên bài quảng cáo hay chưa. Điều này thực sự quan trọng.
Chỉ cần nhìn vào số lượng tương tác và follow mà không nhiều thì bạn có thể nhân ra được rằng quảng cáo đã không đạt được mục tiêu nhận diện thương hiệu.
3.5. Lưu lượng truy cập định hướng
Ricardo Velez của Fundera cho rằng lưu lượng truy cập được định hướng là rất quan trọng để đánh giá sự thành công của một chiến dịch influencer marketing.
Google Analytics sẽ theo dõi mức độ ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập website trở nên đơn giản hơn. Và tại sao cần phải theo dõi mức độ ảnh hưởng của lưu lượng truy cập? Bạn sẽ không thể có một mức chuyển đổi cao nếu như lưu lượng truy cập của bạn không có đúng không.
Katrina Gallagher của Digitangle Ltd cho biết thêm rằng lưu lượng truy cập được định hướng khó theo dõi hơn lượt thích, lượt chia sẻ hay lượt truy cập, nhưng nó đáng để bỏ công sức vì có rất nhiều số liệu phù phiếm không mang lại lợi ích kinh doanh hữu hình nào và những dấu hiệu social đơn giản này đôi khi có thể đơn thuần là lừa đảo. Trong khi lưu lượng truy cập định hướng lại cực kỳ đáng tin.
Dhruv Mehta của Acquire cũng cho rằng lưu lượng truy cập được định hướng là KPI quan trọng nhất để theo dõi khi chạy chiến dịch influencer marketing vì có thể dùng làm bằng chứng về lưu lượng truy cập định hướng khi người dùng đăng ký nhận bản tin, tương tác với nhóm hỗ trợ khách hàng và điền vào mẫu đơn liên hệ.
Có một cách khác để nhắm mục tiêu lại cho các truy cập định hướng. Đó là bạn cố gắng để có được lượng truy cập từ website của khách hàng nhiều nhất có thể. Mặc dù đôi khi cũng rất khó để kéo lượng truy cập đến các Influencer. Nhưng việc theo dõi những đột biến của lượng truy cập trong giai đoạn đẩy mạnh của Influencer cũng rất quan trọng.
3.6. Danh sách tăng trưởng
Nếu bạn hợp tác với các Influencers về ebook, hội thảo trên web hoặc các sự kiện. Thì có thể đo trực tiếp mức độ thành công bằng các lượt đăng nhập mới. Đây là thông số giá trị nhất, có giá trị hơn cả nhận diện thương hiệu, các lượt đề cập và lượt thích trên trang, thậm chí là lưu lượng truy cập web. Nó là thứ cuối cùng của phễu marketing mà chiến dịch Influencer marketing có thể đạt và đo lường được.
Tóm lại, sử dụng những Influencer để tăng nhận diện cho các nội dung dạng kích hoạt đăng ký. Và sau đó KPI sẽ là tăng trưởng danh sách email của khách hàng.
3.7. Sự trung thành của người xem đối với các Influencer
Những người hâm mộ của các Influencer có thể là sẽ hay thay đổi thất thường. Nhưng nếu bạn có ý định cần phải liên hệ với Influencer với mục đích marketing. Thì việc quan sát đối tượng của người hâm mộ và lòng trung thành đối với họ sẽ có giúp bạn rất nhiều.
Người hâm mộ càng trung thành thì chứng tỏ nội dung càng chất lượng và kỹ năng quảng cáo của Influencer càng cao tay.
Nói một cách thẳng thắn thì không có người xem nào thích đang xem video mà bị gián đoạn bởi quảng cáo hay hình ảnh có chứa quảng cáo. Nhưng dĩ nhiên sẽ luôn có những Influencer đâu đó ngoài kia sẵn sàng hợp tác. Vì họ sẽ được tài trợ, quảng bá những thương hiệu phù hợp sở thích người hâm mộ.
Một cách khác nữa là influencers cũng có thể kết hợp quảng bá với video hoặc bài đăng. Làm cho việc quảng cáo có vẻ tự nhiên hơn và người xem cũng dễ chấp nhận hơn bằng một cách vô hình, đề cập đến sản phẩm của bạn vô tình đến mức người xem có thể biết về nó nhưng họ đôi khi sẽ không cảm thấy đó là quảng cáo.
Không may là những influencer đó khá xa tầm với và khó tìm. Nhưng một khi đã tìm được thì lòng trung thành của họ đối với sản phẩm và lòng trung thành của người hâm mộ họ đối với influencer đó sẽ là tài sản vô giá mà bạn có thể tận dụng.
Nicole Gittlema của ACTIVATED đã nói về thước đo có mức độ ảnh hưởng tương tự như lòng trung thành của người hâm mộ. “Nếu bảo tôi chọn một thước đo quan trọng nhất để đo đạc thành công của influencer, hay đúng hơn là một thước đo quan trọng luôn phải có thì tôi sẽ nói đó là thước đo PHÂN TÍCH TÌNH CẢM”.
Khi mọi người bắt đầu nói về câu chuyện thương hiệu trên mạng truyền thông. Toàn bộ thế giới đều được mời đến. Và khi khán giả bắt đầu tương tác và phản ứng lại. Một câu chuyện mới sẽ lại được mở ra. Thấu hiểu được nỗi lòng của khán giả (những người mà các influencer của bạn phải tương tác) cho phép bạn định hình được câu chuyện khi nó bắt đầu phát triển.
3.8. Đại diện kênh
Trước khi chọn ra được danh sách influencer bạn sẽ hợp tác. Bạn nên xem xét kênh mà đối tượng mục tiêu của mình thường sử dụng. Các chuyên gia cho rằng những influencer trên Instagram là tốt nhất. Ngay sau đó là YouTube và các blogger tự do:
Namoo Lee của TK101 Global giải thích cách kênh của bạn cần liên kết với các số liệu ra sao. Khi cộng tác với các YouTube Influencer, chúng tôi đã tìm ra được một số liệu để giải quyết các vấn đề tiềm ẩn như người hâm mộ giả mạo, không phù hợp với chất lượng nội dung là người đại diện của kênh và khả năng xếp hạng từ khóa mục tiêu của chúng tôi. Tất nhiên là việc nghiên cứu về mức độ hiển thị phải được hoàn thành. Nhưng bạn cũng cần có xác suất xếp hạng cao cho từ khóa bạn mà đã chọn. Khả năng hiển thị này hoạt động như một loại bảo hiểm. Và tệ nhất là một giải thưởng an ủi nếu tất cả các số liệu khác không thể bỏ qua.
3.9. Tương tác
Có một vấn đề khi mà bạn sử dụng influencer có doanh số cao. Nhưng khi không hợp tác nữa thì doanh số lại chững lại hoặc giảm xuống. Đó không chỉ bởi lý do influencer làm tốt. Mà nó chứng tỏ rằng họ có những người hâm mộ cuồng nhiệt. Đó cũng là lý do tại sao tương tác là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá chiến dịch marketing có Influencer.
Mục tiêu cuối cùng chỉ là người xem quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Cho nên bạn cần quan tâm đến tỷ lệ bình luận và lượt hiển thị của chiến dịch. Nó sẽ cho bạn thấy một cách rõ ràng có bao nhiêu người xem quảng cáo. Và họ có thực sự bị ảnh hưởng dẫn đến quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ không?
Veronica De Borba của OnPoint Internet Marketing nghĩ rằng bạn nên xem xét các số liệu sau để đánh giá mức độ tương tác của chiến dịch influencer marketing:
- Clicks
- Likes
- Shares
- Reactions
- Comments
- Brand Mentions (các tag gắn nhãn tên thương hiệu)
Việc theo dõi tỷ lệ tham gia bắt đầu cả trước khi chiến dịch được khởi động. Vì tỷ lệ tham gia cho thấy mức độ ảnh hưởng hợp pháp của một Influencer đến khán giả. Cho dù có bao nhiêu lượt thích hay bao nhiêu follower đi chăng nữa mà bài viết thì chẳng có tương tác nào thì cũng là con số 0.
0,1% của 1,000,000 người theo dõi là 1000 lượt tương tác. Trong khi 10% của 10,000 người theo dõi cũng giống như vậy.
Cho nên để xác thực được tính hiệu quả cao hơn, bạn nên thực hiện thêm một bước nữa. Đó là tính chi phí cho mỗi một lượt tương tác. Câu hỏi được đặt ra là giá của một lượt tiếp cận đến follower trên mỗi bài đăng là bao nhiêu?
3.10. Tiếp cận
Các Influencer sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu là tiếp cận nhiều khách hàng hơn nữa. Vì vậy một thông số khác cũng cực kỳ quan trọng mà bạn cần theo dõi là lượt tiếp cận (reach) trong chiến dịch influencer marketing. Không những vậy, bạn còn cần phải biết có bao nhiêu người tiếp cận được với chiến dịch của mình. Bao nhiêu khách hàng tiềm năng mới nhận diện được thương hiệu. Và chiến dịch được củng cố bao nhiêu so với trước khi các khách hàng tiềm năng mới xuất hiện.
Mặt khác thì bạn cũng có thể đo lường mức độ tiếp cận. Bằng cách theo dõi các số liệu hiển thị trên các dạng bài đăng khác nhau. Có thể là mạng xã hội, blog,…
Kết luận cuối
Tổng kết lại thì nếu mục tiêu của bạn là tạo sự tiếp xúc với thương hiệu. Thì KPI bạn nên sử dụng là lượt tiếp cận và số lượt xem video. Nếu mục tiêu là điều hướng lưu lượng truy cập thì KPI bạn nên sử dụng là CTR. Còn nếu là thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp thì dùng tỷ lệ chuyển đổi.
Vì vậy, hãy bắt đầu suy nghĩ về mục tiêu nào là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Sau đó chọn số liệu để Influencer marketing cho bạn thấy được mức thành công của chiến dịch sát sao nhất.
Nguồn được công ty Agency Vietnam Digital tổng hợp và biên dịch từ: https://databox.com/influencer-marketing-kpis