Gen Z – Thế hệ đầu tiên của kỷ nguyên kỹ thuật số thực sự đang ngày càng lớn mạnh.
Trở lại trước khi giai đoạn mà cụm từ “influencer” được ra đời. Những người trẻ thường đăng những điều mới và những xu hướng trên mạng xã hội.
Còn bây giờ, một thế hệ của thời đại kỹ thuật số, các Influencer đã bước lên đài. Những người sinh từ năm 1995 đến 2010 – mấp mé thuộc Gen Z. Được tiếp xúc với mạng internet, mạng xã hội, điện thoại thông minh từ khi còn rất sớm.
Bối cảnh đã tạo ra một thế hệ với tư tưởng vượt bậc, lối tư duy mở
Dễ dàng tiếp nhận thông tin và cũng sẵn sàng để tìm hiểu kiến thức bằng nhiều cách. Bao gồm cả tích hợp trải nghiệm ảo và ngoại tuyến.
Khi kết nối toàn cầu đã trở nên phổ biến, sự chuyển đổi thế hệ đóng vai trò quan trọng. Ảnh hưởng nhiều đến việc thiết lập hành vi hơn so với sự khác biệt về kinh tế xã hội.
Những người trẻ tuổi trở thành người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi lứa tuổi mọi thu nhập. Cũng như cách tiêu thụ sản phẩm và những thứ liên quan đến thương hiệu. Ở Brazil, Gen Z đã chiếm 20% dân số của đất nước.
McKinsey đã hợp tác với Box1824, một cơ quan nghiên cứu chuyên về xu hướng tiêu dùng. Thực hiện khảo sát hành vi thế hệ này và ảnh hưởng với mô hình tiêu dùng Brazil. Kết hợp những hiểu biết định tính về Gen Z ở ba thành phố lớn của đất nước. Là Recife, Rio de Janeiro và São Paulo. Về dữ liệu định lượng đa thế hệ tác động đến các tầng lớp kinh tế xã hội. Mục tiêu là tìm hiểu ảnh hưởng từ thế hệ mới đến dân số cũng như mức tiêu thụ.
Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên những khảo sát đưa ra bốn hành vi cốt lõi của Gen Z.
Nhưng cuối cùng thì vẫn xoay quanh một yếu tố cốt lõi là “thế hệ này tìm kiếm sự thật”.
Những người có Gen Z đánh giá từng chi tiết riêng lẻ chứ không đánh giá cả một nhãn hàng. Họ tin tưởng một cách sâu sắc vào hiệu quả của cuộc đối thoại để giải quyết xung đột. Cuối cùng, họ quyết định liên kết các vấn đề theo cách phân tích nhưng tính thực dụng cao.
Đó là lý do tại sao, đối với chúng tôi, Gen Z là “thế hệ của sự thật”. Ngược lại đối với thế hệ trước – Millennial, đôi khi còn được gọi là “thế hệ của cái tôi“. Lớn lên trong một kỷ nguyên thịnh vượng về kinh tế và tập trung vào cá nhân. Người thuộc thế hệ này có quan điểm duy tâm hơn. Thích đối đầu hơn và ít sẵn sàng để chấp nhận những quan điểm đa dạng.
Những hành vi của Gen Z ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của họ về cách tiêu dùng và mối quan hệ với nhãn hàng.
Nên các doanh nghiệp cần nắm 3 vấn đề dưới đây:
- Gen Z tiêu thụ quyền truy cập thay vì sở hữu.
- Cách tiêu thụ của Gen Z biểu hiện cho bản sắc cá nhân.
- Tiêu dùng của Gen Z còn thể hiện sự quan tâm đến một vấn đề đạo đức.
Đi cùng với những tiến bộ về công nghệ đã ảnh hưởng đến cái nhìn về tiêu dùng. Từ kinh tế xã hội đến vấn đề dân số của thế giới.
Vấn đề của các doanh nghiệp hiện tại là thách thức của việc chuyển đổi thế hệ. Doanh nghiệp phải thay đổi suy nghĩ về cách mà họ mang đến giá trị cho người tiêu dùng. Cân bằng lại quy mô và tập trung sản xuất tránh cá nhân hoá. Hơn nữa là thực hiện tất cả những điều mà doanh nghiệp đã đưa ra. Những điều đã cam kết trong khi giải quyết vấn đề về Marketing và đạo đức nghề nghiệp.
1. Giới thiệu về Gen Z – thế hệ của sự thật
Bối cảnh ra đời định hình thế hệ.
Baby Boomer là tên dùng để gọi những người sinh ra trong giai đoạn 1940 đến 1959. Trong bối cảnh sau thế chiến thứ II. Nên cách tiêu thụ có phần bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của những người sống thời chiến.
Gen X sinh trong giai đoạn 1960 – 1979, họ tiêu dùng để thể hiện địa vị xã hội. Trong khi các Millennial (sinh trong giai đoạn 1980 – 1994) thì tiêu dùng là để trải nghiệm.
Còn Gen Z, họ tìm kiếm thông tin thực tế dưới hình thức cá nhân lẫn cộng đồng. Thế hệ này không cần phải là chính mình mới là cách duy nhất để cảm thấy thoải mái. Vì họ tìm kiếm tính xác thực về việc tạo ra tự do ngôn luận hơn. Cũng như họ cởi mở hơn trong việc hiểu được nhiều kiểu người khác nhau.
1.1. ‘Bất định danh’: Gen Z thích thể hiện bản chất cá nhân
Tôi cần tự do, tôi phải là chính mình, là bản thân mình nhiều hơn nữa mỗi ngày. Tôi cảm thấy tự do hơn khi ở trên mạng internet.
– Nữ đáp viên, 22 tuổi, sống ở thành phố São Paulo
Tôi thực sự thích style unisex! Thương hiệu và cửa hàng thật buồn cười khi phải chia tách nam và nữ. Cuối cùng thì vải vóc là không có giới tính mà.
– Nữ đáp viên, 22 tuổi, sống ở Goiânia
Đối với thế hệ Gen Z, định nghĩa bản thân qua một hình mẫu rập khuôn không phải là điểm mấu chốt nhưng quan trọng.
Hơn hết chính là mỗi cá nhân được trải nghiệm theo những cách khác nhau của riêng mình. Và định hình bản sắc cá nhân theo thời gian. Về mặt này, bạn có thể gọi họ là “những người du mục bản sắc”.
Số liệu dựa trên khảo sát năm 2017, 2.321 nam và nữ từ 14 đến 64 tuổi và đa dạng các tầng lớp ở Brazil
76% người Gen Z nói rằng có theo đạo. Nhưng cũng đồng thời là thế hệ có suy nghĩ thoáng nhất với nhiều chủ đề mà có thể không phù hợp lắm với những quan niệm đã được tuyên bố của đạo giáo mà họ đang theo. Ví dụ như, 20% trong số họ cho rằng họ không phải người thích quan hệ đồng tính luyến ái, thấp hơn 10% so với các thế hệ khác. Hay 60% người Gen Z nghĩ những cặp đồng tính hoàn toàn có thể nhận con nuôi, nhiều hơn các thế hệ khác 10%.
Sự linh động về giới tính chính là sự phản ảnh rõ nét nhất về ‘Bất định danh’. Nhưng vẫn không phải là yếu tố duy nhất.
Gen Z luôn kết nối để cập nhật liên tục và xác nhận những thông tin. Đối với họ, bản thân mình chính là nơi để trải nghiệm, kiểm tra và thay đổi. 7 trong số 10 người Gen Z nói rằng điều quan trọng chính là phải bảo vệ danh tính. Nên họ thường để tâm đến các vấn đề về nhân quyền, các vấn đề liên quan đến chủng tộc và sắc tộc, đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính, chuyển giới và vấn đề nữ quyền hơn các thế hệ trước.
Số liệu dựa trên khảo sát năm 2017, với 2,321 nam và nữ từ 14 đến 64 tuổi và đa dạng các tầng lớp ở Brazil
1.2. ‘Tương tác xã hội’: Gen Z có xu hướng kết nối những sự thật khác nhau
Mỗi người chúng ta đều có một phong cách và cách sống riêng. Nhưng việc chấp nhận và hiểu mới chính là điều kết nối mọi người với nhau.
– Đáp viên nam, 16 tuổi, sống ở Recife
Người Gen Z có tính gom toàn bộ một cách triệt để. Họ không phân biệt những người bạn gặp trên mạng và những người trong thế giới thực. Họ thích gia nhập các cộng đồng mà có thể thúc đẩy mục tiêu. Cái mà hiện nay công nghệ có thể dễ dàng hỗ trợ cho họ.
Người Gen Z coi trọng các cộng đồng trực tuyến
Vì chúng cho phép mọi người có hoàn cảnh kinh tế khác nhau kết nối và tập trung xung quanh các nguyên nhân và lợi ích. (66% người Gen Z trong khảo sát tin các cộng đồng tạo ra bởi nguyên nhân và lợi ích. Chứ không phải do nền tảng kinh tế hoặc trình độ giáo dục. Tỷ lệ đó cao hơn nhiều so với một trong các thế hệ millennials, Gen X hay Boomers baby.)
52% người Gen Z nghĩ rằng mỗi cá nhân nằm trong các nhóm khác nhau là một việc rất đỗi bình thường (so với 45% số người ở các thế hệ khác). Và người Gen Z không thấy bất tiện gì trong việc di chuyển giữa các group.
1.3. ‘Giao tiếp nhiều hơn’: Việc thấu hiểu những bản chất khác nhau
Chúng ta phải tập khoan dung, tập lắng nghe và chấp nhận những khác biệt của nhau.
– Nam đáp viên, 22 tuổi, sống ở Gioânia
Người Gen Z muốn ít bị đối đầu và nhiều cuộc đối thoại hơn
Những đáp viên nói rằng cần phải phá vỡ hệ thống để thay đổi thế giới.
Người Gen Z tin vào tầm quan trọng của việc đối thoại và chấp nhận sự khác biệt về quan điểm với các tổ chức mà họ tham gia và với cả chính gia đình của họ.
Họ có thể tương tác với các tổ chức từ chối các giá trị cá nhân của họ. Việc thế hệ Gen Z cảm thấy thoải mái khi tương tác với các tổ chức tôn giáo truyền thống mà không từ bỏ niềm tin cá nhân mà có thể không được các tổ chức này chấp nhận rộng rãi cũng thể hiện tính thực dụng của họ. Thay vì từ chối, người Gen Z thà tham gia để khai thác tối đa lợi ích cho họ.
Do đó, các thành viên của thế hệ này có xu hướng tin rằng sự thay đổi phải đến từ việc đối thoại.
57% millennials, Gen X và các baby boomer nghĩ rằng họ sẽ phải phá vỡ hệ thống để thay đổi thế giới, trong khi Gen Z là 49%. Gen Z cũng sẵn sàng để thích nghi với những thất bại của các công ty hơn. Chẳng hạn như, có 39% những người thế hệ này mong muốn các công ty trả lời khiếu nại của khách hàng trong cùng một ngày. Trong khi đối với ba thế hệ trước, tỷ lệ phần trăm cao hơn nhiều là 52%.
Niềm tin vào việc đối thoại của Gen Z tạo ra giá trị cao cho bản sắc cá nhân. Sự bác bỏ các hình mẫu rập khuôn, và một mức độ thực dụng đáng kể. Điều đó đưa chúng ta đến hành vi cốt lõi thứ tư của Gen Z.
1.4. ‘Thực tế’: Tiết lộ sự thật đằng sau mọi thứ
Tôi không tin vào cuộc nói chuyện đầu tư về mấy giấc mơ và mọi thứ đó. Công việc là công việc.
– Nam đáp viên, 22 tuổi, Salvador, bang Bahia
65% họ đặc biệt coi trọng giá trị của những hiểu biết về những gì diễn ra xung quanh. Và nó nằm trong tầm kiểm soát của họ. Thế hệ những người thích tự học hỏi này cũng thoải mái tiếp thu kiến thức trực tuyến hơn so với các học truyền thống. Với Gen Z, lượng thông tin khổng lồ này sẽ trở nên thực tế và có tính phân tích cao hơn cho các quyết định của họ hơn là những người thuộc thế hệ trước.
Hơn nữa, những người Gen Z lớn lên trong thời kỳ căng thẳng kinh tế toàn cầu đang diễn ra, đặc biệt là ở Brazil, đây là thời kỳ suy thoái kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước này. Những thử thách này đã khiến cho Gen Z ít bị định tính hơn thế hệ Millennial. Nhiều người Gen Z đã nhận thức sâu sắc được sự cần thiết của việc cứu vãn cho tương lai và thấy được sự ổn định trong công việc quan trọng hơn mức lương.
Họ thể hiện rõ ưu tiên cho nhân viên chính thức hơn công việc tự do hay thời vụ.
Mà có lẽ điều này sẽ làm cho các Millennial ngạc nhiên nếu so với quan điểm của họ. Theo khảo sát thì 42% Gen Z từ 17 đến 23 tuổi được tuyển dụng rất nhiều cho các công việc cả toàn thời gian và bán thời gian, hoặc công việc tự do. Một mức phần trăm cao so với những người trẻ tuổi.
2. Gen Z: Sự tiêu thụ và ý nghĩa đối với các công ty
Những hình mẫu hành vi của người trẻ tuổi mà đang ảnh hưởng đến mọi thế hệ. Và cuối cùng là đối với quan điểm về tiêu dùng. Ba tác động đang rõ nét hơn trong sự hội tụ mạnh mẽ của công nghệ và hành vi.
2.1 Định nghĩa lại về sự tiêu thụ: từ sở hữu đến truy cập
Thế hệ người tiêu dùng thực dụng này muốn xem, đánh giá hàng loạt thông tin trước khi quyết định mua. Gen Z không chỉ phân tích thứ họ mua mà còn cả hành động tiêu thụ của người tiêu dùng trước đó. Sự tiêu thụ lúc này cũng đã đạt được một ý nghĩa mới.
Đối với Gen Z, và ngày càng tăng đối với các thế hệ cũ, tiêu thụ cũng như là có quyền truy cập vào các sản phẩm hoặc dịch vụ, không nhất thiết phải sở hữu chúng.
Khi truy cập trở thành hình thức tiêu dùng mới. quyền truy cập không giới hạn vào hàng hóa và dịch vụ (như dịch vụ đi xe hơi, phát video và đăng ký) tạo ra giá trị. Sản phẩm trở thành dịch vụ và dịch vụ kết nối người tiêu dùng.
Khi sự tiêu dùng hợp lực lại làm tăng sức kéo. Doanh nghiệp cũng bắt đầu coi nó là một cách để tạo nên nguồn thu nhập khác trong “nền kinh tế của công việc thời vụ”. Một khía cạnh khác của “nền kinh tế thời vụ” bao hàm cả việc người tiêu dùng phải tận dụng những mối quan hệ đang có với các công ty để tạo thêm thu nhập bằng cách làm thời vụ cho họ.
Một số công ty đã đang dần thay đổi
Ví dụ như nhà máy sản xuất xe ô tô đang cho chính người tiêu dùng thuê xe. Điều này cho phép họ thay vì phải bán 1,000 chiếc xe thì họ có thể bán 1 chiếc xe 1,000 lần.
Vai trò của các doanh nghiệp sản phẩm thể thao cũng vậy.
Họ đang chuyển sang việc hỗ trợ cho mọi người trở thành vận động viên tốt hơn. Bằng cách cung cấp quyền truy cập vào thiết bị, công nghệ, huấn luyện, và cộng đồng những người tiêu dùng có cùng mục tiêu.
Tương tự thế, các công ty hàng tiêu dùng truyền thống cũng nên xem xét việc tạo ra nền tảng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm giúp tập hợp hoặc kết nối người tiêu dùng lại quanh quẩn với thương hiệu. Các công ty được xác định theo lịch sử bởi các sản phẩm họ bán hoặc tiêu thụ. Giờ đây có thể suy nghĩ lại về các mô hình tạo giá trị của họ. Qua đó thúc đẩy mối quan hệ trực tiếp hơn với người tiêu dùng và các kênh phân phối mới.
2.2. ‘Nét độc đáo’: Sự tiêu thụ của Gen Z như việc biểu hiện bản sắc cá nhân
Cốt lõi của Gen Z là ý tưởng thể hiện bản sắc cá nhân. Do đó, việc tiêu thụ như trở thành một phương tiện để thể hiện bản thân. Trái ngược với việc mua hoặc mặc các nhãn hiệu để phù hợp với những quy tắc của các nhóm. Được dẫn dắt bởi Gen Z và millennials, người tiêu dùng không chỉ mong muốn được cá nhân hóa hơn. Mà họ còn sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm làm nổi bật cá tính của họ.
58% người tiêu dùng hạng A và 43% ở hạng C nói rằng họ tự nguyện trả một cái giá cao hơn cho những dịch vụ được cá nhân hoá cho mình. 70% người tiêu dùng ở hạng A và 58% hạng C sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm của những nhãn hàng đã bắt lấy sự đồng cảm của họ.
Và ở đây, một phát hiện khác nổi bật trong cuộc khảo sát của chúng tôi. Có đến 48% những người Gen Z, nhưng chỉ 38% người tiêu dùng ở các thế hệ khác cho biết họ đánh giá cao các thương hiệu đã không phân loại giới tính nam nữ cho các mặt hàng. Đối với hầu hết các thương hiệu, đó thực sự là một phạm vi mới.
Mặc dù kỳ vọng vào việc cá nhân hoá rất cao. Dù thế hệ nào thì đa số vẫn không thoải má khi chia sẻ thông tin riêng.
Chỉ 10 đến 15% trong số họ tuyên bố không có bất kỳ vấn đề nào trong việc chia sẻ dữ liệu cá nhân với doanh nghiệp. Nếu có một bản đối chiếu rõ ràng từ các công ty đến người tiêu dùng thì con số này có thể lên tới 35%. Dù vậy thì nó vẫn là một con số khá nhỏ.
Khi thế giới trực tuyến và ngoại tuyến cùng gắn kết lại. Người tiêu dùng mong chờ việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy việc tiếp thị và bán hàng đa kênh (Omni channel) lúc này lại phải đạt được đến một trình độ mới để đáp ứng. Đối với kiểu người tiêu dùng luôn luôn trực tuyến ở mọi nơi. Thì ranh giới giữa trực tuyến và ngoại tuyến đều sẽ bị phá bỏ. Trong khi đó, chúng tôi đang dấn thân vào phân đoạn của một thời kỳ mà các công ty có thể sử dụng những phân tích lợi thế để cải thiện hiểu biết của họ dựa trên dữ liệu thông tin của người tiêu dùng.
Giờ đây, các công ty có thể tạo ra giá trị từ các thông tin khách hàng sẵn có.
Các công ty hàng đầu nên có một chiến lược sử dụng dữ liệu để chuẩn bị sẵn sàng cho việc phát triển những hiểu biết kinh doanh, bằng việc thu thập và giải thích thông tin về cá nhân người tiêu dùng trong khi bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu.
Các doanh nghiệp và nhà bán lẻ đang nhận ra lợi nhuận thông qua quy mô kinh tế.
Bây giờ họ có thể phải chấp nhận một mô hình hai đường. Một là cho quy mô lớn và mức tiêu thụ hàng loạt. Đường còn lại là để tùy chỉnh phục vụ cho các nhóm người tiêu dùng cụ thể hoặc cho người tiêu dùng trung thành nhất.
Trong kịch bản này, đòi hỏi doanh nghiệp cần sự nhanh nhạy và linh hoạt hơn nữa. Từ đó đặt ra nhiều câu hỏi cho kiểu tương lai này của các doanh nghiệp.
Chẳng hạn, các bộ sưu tập quần áo được nhóm theo giới tính sẽ có ý nghĩa như thế nào sau này? Các công ty nên tiếp thị xe hơi hoặc đồ trang sức như thế nào để được bao quát hết tất cả mà không thiên vị bên nào? Nhu cầu đối với một doanh nghiệp hai đường sẽ biến đổi các quy trình và cấu trúc nội bộ của các công ty khi ở mức độ nào?
Để bắt kịp với thời đại, những doanh nghiệp đang chuyển đổi số (Digital Transformation) để biến đổi các quy trình trở nên nhanh nhạy, linh hoạt và tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn. Nếu bạn cũng đang cần những quy trình Digital cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với công ty Digital Agency Vietnam Digital để nhận tư vấn.
2.3. Sự tiêu dùng Gen Z được gắn kết với đạo đức
Người tiêu dùng ngày càng mong chờ vào các nhãn hàng sẽ có một vị thế. Vấn đề chính ở đây không phải là có một vị thế sáng suốt trong hàng loạt các chủ đề. Mà là việc lựa chọn những chủ đề cụ thể (hoặc lý do) có ý nghĩa đối với nhãn hàng hoặc khách hàng của họ. Người trẻ bây giờ không tách biệt vấn đề đạo đức của một nhãn hàng với công ty sở hữu và các đối tác làm ăn, mạng lưới phân phối của công ty đó. Các hoạt động của công ty phải khớp với lý tưởng mà công ty đưa ra. Đồng thời phải thấm nhuần vào toàn bộ hệ thống và mọi bên liên quan.
Gen Z nên được giáo dục về các nhãn hàng và những sự thật đằng sau.
Nếu không thì họ cũng biết cách để truy cập thông tin và phát triển những quan điểm đó một cách nhanh chóng.
Thực tế thì những người trong các thế hệ khác được chúng tôi khảo sát đã cho biết về tư duy này. 70% đáp viên trả lời rằng họ muốn mua sản phẩm từ một công ty có đạo đức tốt. 80% nói rằng họ nhớ ít nhất một vụ bê bối hoặc tranh cãi liên quan đến một doanh nghiệp. Và khoảng 65% họ muốn tìm hiểu về những thứ họ mua. Như nơi chúng được tạo ra, tạo ra bằng thứ gì, và bằng cách nào. Khoảng 80% từ chối mua sản phẩm từ một công ty bị vướng vào bê bối.
Tất cả những điều này có liên quan đến các doanh nghiệp.
Vì có đến 63% những người chúng tôi khảo sát nói rằng những lời khuyên từ bạn bè là nguồn đáng tin cậy nhất để tìm hiểu về các sản phẩm và thương hiệu. Tin vui là người tiêu dùng, đặc biệt là người Gen Z, có khả năng khoan dung với các thương hiệu khi họ mắc lỗi. Dĩ nhiên là chỉ khi các lỗi đó được sửa chữa. Con đường đó gây ra thách thức hơn đối với các tập đoàn lớn. Vì phần lớn họ tin rằng các thương hiệu lớn ít có đạo đức hơn các công ty nhỏ.
Đối với người tiêu dùng, marketing và đạo đức công việc là một. Do đó, các doanh nghiệp không chỉ cần phải xác định rõ ràng về những đề tài họ sẽ chịu trách nhiệm. Mà còn phải đảm bảo tất cả những người có liên quan trong chuỗi giá trị cũng sẽ thực hiện. Cũng vì lý do tương tự mà các doanh nghiệp phải thật cẩn trọng khi lựa chọn đối tác thực hiện marketing. Người mà sẽ đại diện cho thương hiệu (Influencer) của bạn và các sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Người tiêu dùng đủ thông minh để biết có sự trợ cấp cho influencer để quảng bá sản phẩm. Vì vậy, họ có xu hướng đặt nhiều sự chú ý vào các mối quan hệ gần gũi hơn.
Ví dụ như trên Instagram, với 5.000 đến 20.000 người theo dõi. Marketing trong thời đại kỹ thuật số đang ngày càng trở nên phức tạp. Khi mà các kênh truyền thông dần trở nên phân mảnh hơn và biến đổi liên tục.
Những người trẻ được thể hiện hệ tư tưởng của thời đại trong xã hội của họ. Và họ gây ảnh hưởng sâu sắc đến cả xu hướng và hành vi. Ảnh hưởng của Gen Z đang lan ra rộng hơn. Với việc tìm kiếm bản chất là trọng tâm của hành vi tiêu dùng và mô hình tiêu thụ.
Công nghệ đã mang đến cho những người trẻ một sự kết nối chưa từng có. Điều đó làm cho sự chuyển đổi thế hệ quan trọng hơn. Đồng thời cũng tăng tốc xu hướng cho công nghệ nhanh hơn. Đối với nhiều công ty, sự chuyển biến này sẽ đem đến cả thách thức lẫn các cơ hội hấp dẫn. Và hãy luôn nhớ rằng: bước đầu tiên để nắm lấy cơ hội là bắt đầu ngay.
Chúc bạn thành công!
Nguồn được công ty Agency Vietnam Digital tổng hợp và biên dịch từ: https://www.mckinsey.com/industries/consumer-packaged-goods/our-insights/true-gen-generation-z-and-its-implications-for-companies